Cơ thể bị thiếu nước hoặc kể cả thừa nước đều là những tình trạng ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ mỗi cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, đa phần tình trạng mất nước vẫn diễn ra nhiều hơn. Hãy cùng TAPP Water tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.
1. Cơ thể mất nước
1.1 Cơ thể bị mất nước là gì?
Khi lượng nước được dung nạp trong cơ thể ít hơn lượng nước thoát ra khỏi cơ thể, một tình trạng được gọi là mất nước sẽ xảy ra. Điều này làm mất cân bằng nước trong cơ thể và khiến sự cân bằng đó giảm xuống. Mức nước không cân bằng sẽ làm xáo trộn sự cân bằng của lượng đường, muối và khoáng chất trong máu, cản trở các hoạt động hàng ngày và gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.
1.2 Nguyên nhân khiến cơ thể mất nước
Có rất nhiều tình huống có thể là nguyên nhân của việc mất nước. Theo các bài báo thống kê gần đây, những tình huống sau đây thường dẫn đến tình trạng mất nước của cơ thể:
- Những người không thường xuyên uống nước suốt cả ngày.
- Những người hoạt động vất vả ngoài trời dưới nắng nóng (như thợ điện, thợ xây nhà, công nhân,…).
- Những vận động viên đã tập luyện rất nhiều cường độ cao..
- Chế độ dinh dưỡng kém dành cho người cao tuổi dẫn đến mất nước đáng kể cho cơ thể.
- Khi bạn sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng và thuốc ức chế men chuyển, bạn có thể đi tiểu thường xuyên hơn hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến mất cân bằng lượng nước trong cơ thể.
Ngoài những nguyên nhân đã đề cập trước đó, bạn có thể sẽ gặp một số bệnh tật, chẳng hạn như:
- Sốt và tiêu chảy: Bệnh nhân thường xuyên nôn mửa và đi ngoài phân lỏng, khiến họ bị mất nước nghiêm trọng.
- Suy thận: Bắt đầu ở độ tuổi 50 và trở nên nghiêm trọng hơn ở độ tuổi 70. Khi chúng ta già đi, thận trở nên kém hơn trong khả năng cô đặc nước tiểu, dẫn đến việc đào thải nước ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Kết quả là thận bắt đầu mất đi một số khả năng loại bỏ chất độc ra khỏi máu.
Hơn thế nữa, bạn cũng nên đảm bảo nguồn nước sinh hoạt của mình liệu có thực sự an toàn hay không.
1.3 Các triệu chứng khi cơ thể mất nước
Một số triệu chứng phổ biến mà mọi người sẽ gặp khi xảy ra tình trạng mất nước:
- Khát nước, có thể thường xuyên cảm thấy khát nước rất nhiều
- Cảm thấy chóng mặt hay bị choáng váng
- Đánh trống ngực
- Tiểu ít
- Khô miệng
- Nước tiểu có màu vàng đậm và đặc
- Yếu cơ
- Da khô
1.4 Những nguy hiểm khi cơ thể mất nước
Các biến chứng sau đây có thể xảy ra do mất nước, gây nguy hiểm cho cơ thể:
- Phù não: Sau khi mất nước, nếu chất lỏng được thay thế nhanh chóng, cơ thể sẽ cố gắng bổ sung thêm nước cho các tế bào, điều này có thể dẫn đến phù nề và vỡ tế bào. Bất lợi nhất là gây sưng tế bào não.
- Co giật: Mất cân bằng nước hoặc điện giải sẽ cản trở quá trình dẫn truyền, dẫn đến hiện tượng co cơ không kiểm soát được, thậm chí có khi gây bất tỉnh.
- Sốc: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và có khả năng đe dọa tính mạng của tình trạng mất nước. Lượng máu thấp làm giảm huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể, dẫn đến tình trạng này.
- Suy thận cấp tính: Khi thận không thể lọc thêm chất lỏng và chất thải ra khỏi máu, một biến chứng có thể gây tử vong được gọi là suy thận cấp tính sẽ phát triển.
- Hôn mê và tử vong: Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách.
2. Thừa nước trong cơ thể
2.1 Thừa nước trong cơ thể là gì?
Hầu hết thời gian, chúng ta chỉ lo nạp đủ nước vào cơ thể bằng cách uống thật nhiều nước có thể, đặc biệt là các vận động viên thường xuyên bị mất nước. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều nước đôi khi có thể dẫn đến việc cơ thể giữ lại quá nhiều nước. Mất nước và thừa nước trong cơ thể đều là những tình trạng có hại. Vì vậy hãy tìm hiểu xem bạn có đang uống nước an toàn và đúng cách.
Có hai dạng thừa nước, đó là:
- Lượng nước nạp vào quá nhiều: Uống nhiều nước hơn lượng mà thận có thể thải ra qua nước tiểu, dẫn đến việc tích tụ quá nhiều nước trong cơ thể.
- Giữ nước: Khi cơ thể không thể thải ra lượng nước thừa, do một số loại bệnh gây ra, dẫn đến việc thừa nước trong cơ thể.
2.2 Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể
Một số bệnh lý sau đây có thể dẫn đến tình trạng thừa nước:
- Bệnh gan
- Bệnh thận
- Bệnh suy tim xung huyết
- Hội chứng hormone lợi tiểu không phù hợp
2.3 Triệu chứng của việc thừa nước trong cơ thể
Thừa nước trong cơ thể có thể sẽ mang lại các triệu chứng như:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Có cảm giác no và đầy bụng
- Đau, nhức đầu
2.4 Thừa nước trong cơ thể gây ra hậu quả gì?
Thừa nước trong cơ thể có thể làm giảm lượng muối trong máu đến mức nguy hiểm và gây ra các hậu quả sau:
- Cảm thấy các cơ yếu dần đi, có thể bị chuột rút và đau nhức
- Bị co giật
- Bất tỉnh, hôn mê
3. Các xét nghiệm đánh giá mức cân bằng nước
Các xét nghiệm đánh giá mức cân bằng nước của cơ thể sẽ được vào biến động của nồng độ Na+ ngoài tế bài để chia thành các dạng rối loạn nước như sau:
- Mất nước nhược trương: Protid tăng, Na+ giảm, Hb tăng, SLHC tăng.
- Mất nước đẳng trương: Protid tăng, Na+ bình thường, Hb tăng, SLHC tăng.
- Mất nước ưu trương: Protid tăng, Na+ tăng, Hb tăng, SLHC tăng.
- Thừa nước nhược trương: Protid giảm, Na+ giảm, Hb giảm, SLHC giảm.
- Thừa nước đẳng trương: Protid giảm, Hb giảm, SLHC giảm.
- Thừa nước ưu trương : Protid giảm, Na+ tăng, Hb giảm, SLHC giảm.
Thiếu nước hay thừa nước trong cơ thể đều gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi gặp phải tình trạng mất cân bằng nước, người bệnh cần sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra bạn cũng nên trang bị cho bản thân và gia đình các thiết bị lọc nước để có được nguồn nước sinh hoạt an toàn như đầu lọc nước tại vòi TAPP Ultra Faucet Filter.
Bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm của TAPP Water tại đây